Quần áo làm bằng da đều rất chất lượng và đắt tiền. Việc bảo quản, làm sạch không đúng cách dễ gây nên tình trạng hư hỏng, ảnh hưởng đến chất liệu của áo. Hôm nay, Cleanhouses sẽ mách bạn cách giặt áo da đúng cách, đơn giản ai cũng nên biết. Việc giặt áo da sẽ trở nên nhẹ nhàng hơn bao giờ hết.
Nội dung bài viết
Cách giặt áo da đúng cách, đơn giản
Xem những ký hiệu hướng dẫn
Trước khi giặt. Bạn hãy xem qua các ký hiệu giặt để đảm bảo áo được giặt và bảo quản chuẩn chỉnh nhất nhé!
Nhờ xác định được những thông số này, bạn sẽ biết được chiếc áo da của bạn có được giặt hay không, giặt khô hay giặt nước, dùng chất tẩy rửa nào để làm sạch hoặc cách bảo quản… Bạn có thể tham khảo các ký hiệu trong bảng dưới đây và đối chiếu với chiếc áo của bạn.
Xử lý vết bẩn trên áo da sao cho đúng cách
Để giặt áo da ở những bước về sau dễ dàng và sạch sẽ hơn, bạn nên lau sơ vết bẩn. Có thể thực hiện bằng cách sau:
Sử dụng dung dịch tẩy rửa chuyên dụng hoặc lòng trắng trứng để xử lý vết bẩn trên áo da
Dùng bông gòn hoặc bàn chải lông mềm chấm vào dung dịch và chà nhẹ nhàng lên áo.
Nếu như áo có quá nhiều vết bẩn, bạn có thể ngâm cả áo vào dung dịch trước khi giặt bằng tay.
Riêng áo da lộn, bạn cần dùng máy hút bụi cầm tay xử lý sơ vết bẩn trên vải trước khi mang đi giặt.
Giặt áo da bằng tay hoặc bằng máy giặt
Hướng dẫn cách giặt áo da bằng tay và giặt áo da bằng mấy giặt đúng cách, an toàn, giúp áo da loại bỏ vết bẩn cứng đầu nhưng vẫn giữ được form dáng chuẩn.
Cách giặt áo da bằng tay
Đây là cách giặt được nhiều người áp dụng nhất vì xử lý vết bẩn dễ mà không gây hư hỏng áo.
Bước 1: Lộn trái áo da và ngâm vào dung dịch nước tẩy rửa chuyên dụng đã được pha loãng và ngâm áo trong 15-20 phút.
Bước 2: Sử dụng dụng cụ làm sạch có tính mềm mại, không cứng nhọn như bàn chải lông mềm, bông gòn, miếng bọt biển để vệ sinh.
Bước 3: Giũ lại áo cho sạch xà phòng, dung dịch tẩy rửa và tuyệt đối không vắt, vặn xoắn áo.
Bước 4: Sử dụng móc gỗ treo áo lên nơi mát mẻ, thoáng gió, tuyệt đối không phơi ngoài nắng gây nổ da.
Cách giặt áo da bằng máy giặt
Không phải áo da nào cũng có thể giặt máy. Tuy nhiên, nếu bạn là người không có nhiều thời gian để giặt tay, vẫn có thể sử dụng máy giặt với lực giặt nhẹ nhàng.
Bước 1: Lộn trái áo và cho vào áo vào lồng máy giặt. Không giặt chung với áo quần khác.
Bước 2: Xả nước lạnh hoặc ấm theo yêu cầu chất liệu và sử dụng dung dịch tẩy rửa chuyên dụng cho áo.
Bước 3: Chọn chế độ giặt nhẹ nhàng và không chọn chế độ vắt.
Bước 4: Đem phơi khô nơi mát mẻ, thoáng khí.
Mẹo giặt áo khoác da bị mốc đơn giản
Đầu tiên, lau sạch áo bằng khăn ẩm. Cắt một lát khoai tay chà nhẹ đều theo chiều kim đồng hồ, chà vết mốc cho đến khi lát khoai đó hết nhựa. Kiểm tra vết mốc đã hết sạch chưa. Nếu chưa xong thì tiếp tục dùng củ khoai còn lại chà đến khi vết mốc biến mất hoàn toàn.
Có thể dùng chiếc khăn nhúng vào lòng trắng trứng gà và lâu đều trên chiếc áo da. Việc làm này giúp cho áo da trở nên sáng bóng hơn.
Sử dụng dầu thông có thể mua mua ngoài tiệm thuốc tây. Nhỏ vài giọt lên vết mốc lấy khăn lau đều và vết mốc sẽ được đánh bay.
Đối với vết mốc cứng đầu đã để lâu ngày. Hãy sử dụng một mẩu giấy nhám đã được làm mềm kèm với chút xi để đánh giày. Kết hợp với nhau chà lên vết mốc vừa làm bóng mà không gây trầy xước cho áo.
Giặt máy: Cách giặt này khiến chiếc áo da rất dễ bị co lại, nứt hoặc áo da bị nổ. Lực xoay của máy giặt mạnh khiến áo da trở nên cong vênh, mất dáng áo.
Nên sử dụng móc gỗ treo áo da: giúp giữ cho dáng áo cố định, không bị nhăn. Các loại móc sắt hay dây treo đồ không giúp áo da định hình dáng áo và dễ tạo thành các nếp gấp. Tệ hơn có thể làm giãn nở áo.
Chọn nơi khô thoáng treo áo da: Bạn cũng nên phơi áo tại nơi thoáng mát. Tránh ẩm ướt, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập khiến áo da bị mốc trắng.
Không mặc áo da khi trời mưa: Da là chất liệu vô cùng nhạy cảm với nước. Khi cơ thể ướt đẫm mồ hồi sẽ khiến áo da bị mốc và chất liệu bị cứng ngắt lại.
Không sấy áo da nhiệt độ cao: Trường hợp áo da bị ướt, bạn chỉ nên để khô tự nhiên hoặc dùng khăn mềm lau khô nước trên bề mặt áo da. Tuyệt đối không dùng máy sấy sẽ làm áo da bị nổ và bong tróc.
Cách bảo quản áo da
Trước khi mặc áo da. Áo cần được treo bằng móc giúp giữ dáng cho áo (nên chọn móc gỗ).
Không nên xếp áo nằm gọn trong tủ, bởi nếu áo được nằm gọn trong tủ trong thời gian lâu dài sẽ làm áo bị nhăn và bị biến dạng.
Nên sử dụng loại túi vải trùm bên ngoài áo da, chú ý không dùng các loại túi nilon, sẽ làm cho áo bị bí gây mùi ẩm mốc.
Khá nhiều người muốn giữ hương thơm cho áo mà dùng gel hay các loại nước hoa xịt trực tiếp lên áo. Tuy nhiên không nên lạm dụng, tránh làm ảnh hưởng đến chất liệu của áo
Một số loại áo bị mốc do cách cách bảo quản chưa đúng làm vi khuẩn tấn công. Vì vậy, áo khi cất cần được vệ sinh qua 1 trong các bước giặt trên để có thể đảm bảo áo luôn mới dù nằm trong tủ.
Không treo quá nhiều quần áo chèn ép với áo da. Tránh gây ẩm mốc tạo môi trường cho các vi khuẩn phát triển.
Nếu áo bị gấp có thể dùng bàn ủi hay máy hút ẩm để giúp áo có được hình dạng ban đầu.
Những câu hỏi thường gặp về cách giặt áo da
Dùng cồn để làm sạch vết mốc, vết bẩn trên áo da được không?
Có thể dùng cồn để làm sạch áo da. Tuy nhiên, bạn nên để ý chất lliệu, các ký hiệu để biết cách giặt áo da cho đúng. Nếu thuộc loại da tổng hợp, trơn thì bạn có thể dùng cồn có nồng độ từ 70. Riêng áo da lộn thì nồng độ từ 50 là được.
Tại sao áo da dễ bị nổ khi gặp nước hoặc các chấy tẩy rửa nồng độ cao?
Áo da mềm nên khi gặp nước sẽ thẩm thấu rất nhanh. Khiến cho bề mặt da giãn nỡ. Nếu chà nhẹ lên chỗ bị thấm ướt quá lâu sẽ gây nên hiện tượng da bị nổ, đặc biệt là da lộn. Đó là lý do bạn không nên mặc áo ra ngoài khi trời đang mưa.
Đó là những chia sẻ bổ ích về cách giặt áo da đúng cách, đơn giản. Hy vọng qua bài viết này, bạn sẽ có thể thực hiện giặt chiếc áo da của mình một cách thành công nhé. Đừng quên ghé qua Clean House để xem các sản phẩm chất lượng với giá cực ưu đãi tại đây!